1. Quy định về trang thiết bị, phương tiện bảo hộ lao động
Căn cứ theo quy định tại Điều 23 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định về phương tiện bảo vệ cá nhân trong lao động như sau:
- Người lao động làm công việc có yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại được người sử dụng lao động trang cấp đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân và phải sử dụng trong quá trình làm việc.
- Người sử dụng lao động thực hiện các giải pháp về công nghệ, kỹ thuật, thiết bị để loại trừ hoặc hạn chế tối đa yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại và cải thiện điều kiện lao động.
- Người sử dụng lao động khi thực hiện trang cấp phương tiện bảo vệ cá nhân phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây:
+ Đúng chủng loại, đúng đối tượng, đủ số lượng, bảo đảm chất lượng theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia;
+ Không phát tiền thay cho việc trang cấp phương tiện bảo vệ cá nhân; không buộc người lao động tự mua hoặc thu tiền của người lao động để mua phương tiện bảo vệ cá nhân;
+ Hướng dẫn, giám sát người lao động sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân;
+ Tổ chức thực hiện biện pháp khử độc, khử trùng, tẩy xạ bảo đảm vệ sinh đối với phương tiện bảo vệ cá nhân đã qua sử dụng ở những nơi dễ gây nhiễm độc, nhiễm trùng, nhiễm xạ.
2. Các trang thiết bị bảo hộ lao động cho công nhân xây dựng
- Giày bảo hộ lao động:
+ Các loại trang thiết bị bảo hộ là không thể thiếu cho công nhân trong ngành xây dựng, trong đó, giày bảo hộ đóng vai trò quan trọng.
+ Giày bảo hộ giúp bảo vệ đôi chân của công nhân trước các nguy cơ từ vật cứng, vật nhọn có thể gây thương tích, đồng thời giúp tránh trơn trượt, tiếp xúc với hóa chất, tạo điều kiện đi lại an toàn và dễ dàng hơn.
+ Có nhiều loại giày bảo hộ khác nhau với đa dạng kiểu dáng, màu sắc... và mỗi loại phù hợp với sở thích, môi trường làm việc và mục đích của từng công nhân. Do đó, việc lựa chọn đôi giày bảo hộ phù hợp là điều cực kỳ quan trọng mà mọi công nhân cần chú ý.
Trên thị trường phân loại rất nhiều kiểu giày bảo hộ để quý khách có thể tham khảo như:
+ Giày bảo hộ chống va đập
+ Giày bảo hộ chống tĩnh điện
+ Giày bảo hộ chống hóa chất
+ Giày bảo hộ chống đâm xuyên
+ Giày bảo hộ chống trơn trượt
+ Giày bảo hộ chống thấm nước
+ Giày bảo hộ chịu nhiệt
- Mũ bảo hộ lao động:
+ Mũ bảo hộ cũng là trang thiết bị không thể thiếu cho công nhân trong ngành xây dựng. Trong môi trường làm việc này, việc vật liệu xây dựng rơi trúng đầu là điều khó tránh khỏi và rủi ro cao.
+ Một chiếc mũ bảo hộ chất lượng sẽ bảo vệ đầu của công nhân an toàn, giảm thiểu rủi ro khi làm việc ở môi trường này, đồng thời giúp giữ ấm, ngăn bụi, che nắng và mưa.
- Quần áo bảo hộ:
+ Quần áo bảo hộ khi mặc vào không chỉ tăng tính chuyên nghiệp mà còn giúp bảo vệ người lao động khỏi những yếu tố bên ngoài như tia UV, bụi bẩn, hóa chất...
Ngoài ra, một số loại quần áo bảo hộ còn được trang bị phản quang, giúp công nhân dễ dàng hơn khi làm việc buổi tối, tránh va chạm trong quá trình làm việc.
- Ủng bảo hộ lao động:
+ Đôi ủng bảo hộ, tương tự như giày, có thiết kế rộng hơn và phần cổ cao gần khủy chân. Chúng được sử dụng chủ yếu trong môi trường làm việc tiếp xúc với nước, ẩm ướt hoặc chứa hóa chất để bảo vệ đôi chân một cách tối đa.
+ Điểm mạnh của đôi ủng chính là phần cổ cao, giúp ngăn nước tiếp xúc với da, từ đó ngăn chặn các chất độc hại gây bệnh nấm, ghẻ lở... Đặc biệt, với thiết kế có kích thước to, thô hơn, ủng bảo hộ phù hợp khi sử dụng tại nhà máy thay vì công trường xây dựng.
Tuy nhiên, một nhược điểm của việc sử dụng ủng bảo hộ là vì chúng được thiết kế kín đáo, chống thấm cao, do đó có thể gây bí chân và gây mồ hôi chân, dẫn đến mùi hôi khó chịu.
Do đó, khi sử dụng ủng bảo hộ trong thời gian dài, việc thường xuyên cởi để làm thoáng chân và thực hiện massage nhẹ giúp lưu thông máu xuống chân là cần thiết. Hơn nữa, sau mỗi lần sử dụng, việc vệ sinh sạch sẽ để tránh bụi bẩn, hóa chất hoặc đất cát bám vào cũng rất quan trọng.
- Kính bảo hộ lao động:
+ Kính bảo hộ lao động thường bị đánh giá thấp trong danh sách trang thiết bị an toàn. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, nhất là khi làm việc ngoài trời, trên cao, kính bảo hộ chính là yếu tố quyết định tầm nhìn và an toàn.
+ Sử dụng kính bảo hộ chống nắng, tia UV và bụi giúp cải thiện tầm nhìn, tránh gặp khó khăn trong công việc. Đồng thời, chúng bảo vệ mắt khỏi bụi bẩn và tác động của tia UV, giảm nguy cơ tổn thương thị lực.
+ Không chỉ dành cho công nhân xây dựng, kính bảo hộ còn quan trọng đối với nghề đánh ráp, ngành mộc, sơn tường, hàn điện... giúp bảo vệ mắt khỏi vật thể bất ngờ và duy trì sức khỏe cho mắt.
+ Ở môi trường chứa nhiều hóa chất, acid, dung môi, hay nguy cơ bị bắn vào mắt, kính bảo hộ là điều cần thiết để tránh viêm mạc và nguy cơ mất thị lực.
+ Công nhân tiếp xúc với chất cách điện, khí nhiên liệu, hoặc phải đối mặt với ánh sáng chiếu xạ, cũng cần sử dụng kính bảo hộ để bảo vệ mắt khỏi những nguy cơ tổn thương.
- Khẩu trang bảo hộ:
+ Khẩu trang bảo hộ là một trong những sản phẩm quan trọng để bảo vệ sức khỏe, nhất là khi làm việc trong môi trường có nhiều bụi bẩn, hóa chất, và vi khuẩn gây hại.
+ Ưu điểm của khẩu trang bảo hộ là khả năng ngăn chặn bụi bẩn, hóa chất, và lọc vi khuẩn có hại trong không khí. Thiết kế đa dạng về kiểu dáng và màu sắc giúp phù hợp với nhiều đối tượng người lao động.
+ Trong ngành xây dựng, khẩu trang bảo hộ là một trang thiết bị quan trọng, bảo vệ hệ hô hấp và da khi làm việc ngoài trời.
+ Với sự phổ biến của sản phẩm này, trên thị trường cũng xuất hiện nhiều khẩu trang kém chất lượng và không rõ nguồn gốc, có thể gây hại cho sức khỏe. Người tiêu dùng thông minh cần tìm hiểu kỹ về sản phẩm, đặc điểm và chất lượng. Việc mua từ các thương hiệu uy tín và đáng tin cậy được đánh giá cao sẽ giúp đảm bảo an toàn khi sử dụng.
3. Không trang bị nón bảo hộ cho công nhân bị xử phạt thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 8 Điều 22 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định về các hành vi vi phạm quy định về phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp như sau:
- Phạt tiền đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi: Không trang cấp hoặc trang cấp không đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân hoặc có trang cấp nhưng không đạt chất lượng theo quy định; không thực hiện chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật hoặc bồi dưỡng bằng hiện vật thấp hơn mức theo quy định; trả tiền thay cho bồi dưỡng bằng hiện vật cho người lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại theo một trong các mức sau đây:
+ Từ 3.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
+ Từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
+ Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;
+ Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;
+ Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm từ 301 người lao động trở lên.
Như vậy, công ty không trang bị nón bảo hộ thi công công trình cho người lao động có thể bị xử phạt hành chính với mức phạt hành chính tương ứng với số người lao động không được trang bị nón bảo hộ.
Như vậy trên đây là toàn bộ thông tin về Các trang thiết bị bảo hộ lao động cho công nhân xây dựng mà Công ty WAH muốn gửi đến quý khách mang tính tham khảo. Nếu quý khách còn vướng mắc về vấn đề trên hoặc mọi vấn đề pháp lý khác, quý khách hãy vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua theo số điện thoại hotline để kịp thời hỗ trợ và giải đáp mọi thắc mắc.